Phân biệt giữa trọng tải và tải trọng

phân biệt giữa trọng tải và tải trọng
Chia sẻ

Trọng tải và tải trọng là hai thông số kỹ thuật cực kỳ quan trọng đối với các phương tiện vận tải khi tham giao thông. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng 2 thông số này là một bởi vì chúng khá giống nhau.

Trên thực tế, chúng khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa và rất quan trọng khi vận chuyển hàng hoá trên đường để đảm bảo an toàn và không bị xử phạt. Do đó, trong bài viết này hãy cùng vận tải Minh Hoà phân biệt giữa trọng tải và tải trọng cũng như tìm hiểu các quy định liên quan.

Tải trọng là gì?

Tải trọng là số cân nặng hàng hóa thực tế mà các phương tiện vận tải đang chở hoặc vận chuyển trên đường. Tải trọng chỉ tính đến khối lượng hàng hóa trên xe đang lưu thông trên đường theo đúng quy định của pháp luật và không bao gồm khối lượng toàn tải, tức là không tính đến xe và người ở trên xe.

>> Cho thuê xe cẩu uy tín, chuyên nghiệp

Công thức tính tải trọng xe như sau:

Tải trọng = tổng trọng tải toàn xe – cân nặng xe – tổng cân nặng người ngồi trên xe.

phân biệt giữa trọng tải và tải trọng

Ý nghĩa của tải trọng

Việc xác định tải trọng của xe đang vận chuyển hàng hoá lưu thông trên đường là rất quan trọng. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ Việt Nam, mỗi chiếc xe có trọng tải nhất định thì chỉ được chở một số lượng hàng hóa nhất định để đảm bảo an toàn cho xe và an toàn khi tham gia giao thông.

Vì vậy, các chủ cho thuê xe cẩu giá rẻ, chủ hàng và cả tài xế cần phải xác định cụ thể tải trọng của xe trước khi lăn bánh. Khi đang lưu thông trên đường rất có thể xe sẽ được các lực lượng chức năng yêu cầu dừng để kiểm tra tải trọng để xem thử xe có chở hàng quá quy định cho phép hay không. Nếu như xe chở hàng hóa vượt quá quy định thì sẽ phải chịu mức xử phạt tương ứng.

Bên cạnh đó tải trọng cũng là một trong những yếu tố để chủ xe xem xét khi mua phương tiện phù hợp với khối lượng công việc và hàng hóa mà họ cần vận chuyển sau mỗi chuyến đi. Ngoài ra, chủ xe cũng có thể nắm được tình hình của xe mình khi tham gia giao thông có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm hay không.

Trọng tải là gì?

Theo khoản 9 điều 3 thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã định nghĩa về trọng tải của xe như sau:

Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều đó có nghĩa là mỗi phương tiện có một trọng tải khác nhau, và là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi loại phương tiện.

Bên cạnh đó, điều 3 nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng có quy định liên quan đến trọng tải của xe như sau:

Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.

Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.

Như vậy, có thể hiểu trọng tải của một phương tiện là khối lượng tối đa mà phương tiện đó được phép chuyên chở để đảm ảo an toàn theo kết cấu của của xe do nhà sản xuất đưa ra.

Khi sản xuất ra các loại phương tiện ô tô thì các nhà sản xuất đã tính toán đến khối lượng hàng hóa và số lượng người tối đa mà phương tiện đó có thể chở.

Khi xe được chuyên chở đúng trọng tải thì xe sẽ hoạt động một cách tốt hơn, máy móc sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Ngược lại, nếu xe thường xuyên phải chở khối lượng hàng hóa hoặc lượng người nặng hơn trọng tải xe, hay còn gọi là quá tải sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của xe, xe nhanh xuống cấp hoặc khó lái và gây mất an toàn trên đường.

Mức phạt đối với xe chở quá tải trọng

Sau đây là một số mức phạt đối với những trường hợp xe chạy quá tải trọng quy định:

  • Xe chở hàng hóa vượt quá mức tải trọng quy định 10% đến 20%: Chịu mức phạt 2 đến 3 triệu đồng và tước đi giấy phép lái xe trong vòng 1 tháng.
  • Xe chở hàng hóa vượt quá mức tải trọng quy định 20% đến 50%: Chịu mức phạt 3 đến 5 triệu đồng và tước đi giấy phép lái xe trong vòng 2 tháng.
  • Xe chở hàng hóa vượt quá mức tải trọng quy định trên 50%: chịu mức phạt 5 đến 7 triệu đồng và tước đi giấy phép lái xe trong vòng 2 tháng.